Áo thun đồng phục tại Sơn Trịnh được sản xuất theo yêu cầu riêng, không giống với các loại áo thun được mua từ shop nên cách bảo quản có một số điểm khác biệt. Đối với áo thun đồng phục được sản xuất tại Sơn Trịnh, bạn cần tuân thủ theo các bước sau để áo thun luôn bền đẹp trong quá trình sử dụng.
1. Áo mới:
- Không nên giặt áo ngay khi mới lấy về. Vì áo mới từ xưởng về, mực in còn rất mới, chưa khô hẳn và bám chắc vào vải áo. Nếu giặt ngay sẽ rất dễ làm phai mực in, nhòe mực hoặc vỡ hình in.
- Bạn nên để từ 5 đến 7 ngày rồi hãy mang đi giặt.
nên để đồng phục từ 5 đến 7 ngày rồi hãy mang đi giặt
2. Giặt lần đầu:
- Trong lần đầu giặt áo, bạn hãy vò thật nhẹ nhàng bằng tay với nước lã, tránh vò quá mạnh áo sẽ làm phai màu áo và vỡ hình in.
- Không nên dùng xà phòng cho lần giặt đầu tiên, làm như vậy hình in dễ bị bong ra do mực chưa khô.
3. Giặt lần sau:
- Có thể giặt bình thường, lưu ý không nên giặt chung với áo màu, vì áo lớp khi mới giặt những lần đầu rất dễ phai màu, làm loang sang áo khác. Đặc biệt nên hạn chế dùng máy giặt để đàm bảo độ bền của áo.
- Tuyệt đối không đổ xà phòng hoặc thuốc tẩy trực tiếp lên hình in, vì làm như vậy hình in sẽ bị phai màu hoặc bong hình.
- Không giặt áo với nước quá nóng trên 40 độ sẽ làm áo bị giản và làm hỏng áo.
4. Ngâm áo:
- Không nên ngâm áo trắng cùng với các áo khác màu, màu áo mới sẽ làm loang sang áo trắng, làm hỏng áo.
- Không nên ngâm áo quá lâu với xà phòng, sẽ làm giảm độ bền của vải cũng như hình in.
- Việc ngâm áo không đúng cách sẽ làm áo nhanh hỏng hơn.
5. Phơi áo:
- Nên lộn trái áo và rũ thẳng hình in khi phơi, cách này sẽ giúp áo bền màu in và màu áo. Lưu ý: rũ thẳng hình in tránh cho hình in bị dính vào nhau làm vỡ và bong hình.
- Không phơi áo trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời sẽ làm màu áo và mực in nhanh phai, nên phơi ở những nơi râm mát, thoáng đãng.
- Nên phơi ngang áo trên dây vì sớ vải áo thun thường có xu hướng chảy xệ xuống dưới, nếu bạn phơi bằng móc áo, chiếc áo có thể bị chảy dài rất mất thẩm mỹ và làm chiếc áo nhanh hỏng.
6. Gấp áo:
- Không nên gấp 2 mặt áo có hình in to vào nhau. Mảng màu to sẽ dính vào nhau do có diện tích tiếp xúc nhiều và bị gấp trong thời gian dài. Cách tốt nhất là nên dùng móc treo hoặc gấp đôi áo.
7. Sử dụng bàn là:
- Nên lộn trái áo khi là, tuyệt đối không là trực tiếp lên hình in bởi nhiệt độ cao sẽ làm chảy mực in cao su và có thể gây cháy nhà.
8. Trong quá trình sử dụng áo:
- Để áo ở nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt sẽ làm áo dễ bị mốc và để lại nhiều vết ố trên áo.
- Giặt ngay áo sau khi chơi thể thao hoặc vận động nhiều. Bởi lúc này cơ teher ra mồ hôi nhiều, áo sẽ có mùi và dễ bị mốc.
CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN ÁO THUN
Nếu là áo thun trắng thì tuyệt đối không giặt chung với các áo thun màu khác.
Nếu là áo thun màu, tuyệt đối không ngâm thuốc tẩy và xà phòng quá lâu.
Để áo thun ít nhăn sau khi giặt, trong lúc giặt, bạn xả bằng nước và không vắt áo, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian ủi và áo cũng ít bị tình trạng giãn vải.
Vò áo bằng tay, kết hợp với bàn chải để làm sạch các phần cổ áo, tay áo, viền áo sẽ giúp hạn chế tình trạng xù lông bề mặt.
Dùng bàn ủi ủi bề mặt ngoài của áo với nhiệt độ thích hợp sẽ làm áo hết tình trạng xù lông ( xem them phần chỉnh nhiệt độ bên dưới). Lưu ý cách này chỉ nên áp dụng thường xuyên đối với các áo màu sáng. Bình thường khi ủi, bạn nên ủi mặt trong của áo để hạn chế tình trạng xuống màu vải.
CÁCH CHỈNH NHIỆT ĐỘ KHI ỦI ÁO
Các loại bàn ủi thông dụng hiện nay có 6 mức nhiệt độ chuẩn là Acetate, Silk, Raynon, Wool, Cotton, Linen. Sau đây là các kinh nghiệm nhìn mặt vải để chọn mức nhiệt độ hợp lý:
- Vải thun có độ bóng cao, ít xù lông, mặt ít nhăn: nhiệt độ thích hợp từ Silk đến Raynon
- Vải thun có độ bóng vừa phải, có chút xù lông: Wool
- Vải thun nhàu và nhăn khi sau vài giờ khi mang, xù lông, bề mặt ráp: Cotton
Bài viết trên hi vọng giúp bạn có cái nhìn tổng thể về cách sử dụng và bảo quản áo thun đồng phục, để tìm hiểu thêm về dịch vụ may đồng phục của Sơn Trịnh, vui lòng tham khảo thêm tại trang chủ nhé.