Làm thế nào để lựa chọn chất liệu vải may đồng phục bảo hộ phù hợp? Bạn có thể tham khảo bài viết sau của Đồng phục Sơn Trịnh để hiểu rõ hơn nhé!
May đồng phục bảo hộ quan trọng nhất là cần đảm bảo được sự tiện lợi, thoải mái cho người sử dụng. Mà yếu tố này lại ảnh hưởng rất nhiều do chất liệu vải may. Vậy làm thế nào để lựa chọn chất liệu vải may đồng phục bảo hộ phù hợp? Bạn có thể tham khảo bài viết sau của Đồng phục Sơn Trịnh để hiểu rõ hơn nhé!
Đối với mỗi môi trường làm việc bạn sẽ lựa những loại vải thích hợp. Đối với các lĩnh vực mà nóng bức thường xuyên thì chúng ta nên sử dụng chất vải từ: Vải lanh, vải kate, vải cotton… Còn đối với một số môi trường làm việc có độ lạnh thì cần giữ ấm cơ thể và hút ẩm tốt như vải len, vải silk.
Một số điều kiện môi trường làm việc khắc nghiệt cần phải trang bị đồng phục cho thật tốt.
Đối với một số môi trường làm việc bạn không thể sử dụng máy lạnh. Như nhà máy gạch, lò ấp trứng, bánh mì… bạn phải làm việc nhiều giờ liên tục. Nếu đồng phục lao động bạn không đảm bảo thoát mồ hôi mạnh thì ảnh hưởng sức khỏe nhân công lao động.
– Vải Cotton: đây là loại vải cực kỳ phổ biến. Vì đây là vải sợi tổng hợp nên có khả năng thấm hút mồ hôi, hút ẩm cao, độ bền và giặt mau khô. Do đó, mang đến cho người mặc sự thoải mái nhất định. Nhược điểm là khi mặc vài lần dễ bị xù. Độ bền của vải phụ thuộc vào tỉ lệ sợi bông.
– Vải Kate: đây là vải sợi pha giữa PE và cotton. Với ưu điểm của vải là thấm hút tốt, mặt vải phẳng mịn, giặt ủi dễ dàng. Với các loại vải Kate Triều Tiên với độ dày và cứng thường rất tốt để may đồng phục bảo hộ. Còn đối với số ngành yêu cầu thấp hơn thì lựa Kate Indo với độ cứng thấp hơn, nhưng vải mềm, may áo công nhân cũng rất tốt.
– Vải Kaki: đây là loại vải mang đến cảm giác thoải mái khi mặc. Với môi trường làm việc dễ bẩn và liên tục thì việc chất vải dễ giặt ủi và mau khô rất hợp. Vải Kaki thoáng mát khi mặc. Nếu bạn cần độ đàn hồi nên chọn loại Kaki thun còn không thì sử dụng Kaki không thun cũng ổn.
Một số loại kaki thông dụng thường sử dụng làm đồng phục bảo hộ như:
+ Kaki Nam Định: Ưu điểm: Không bị xù lông và nhàu khi giặt. Loại vải kaki này thường được chia thành 2 loại khác nhau: Vải gia công và vải sản xuất tại nhà máy. Những loại vải gia công thường sẽ mang lại cho người mặc sự khó chịu, nóng bức nên Sông Trà thường xuyên sử dụng những loại kaki sản xuất tại nhà máy để may đồng phục bảo hộ cho quý khách hàng.
+ Kaki băng zin: Sử dụng chất liệu vải này sẽ mang lại cho người mặc cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái và thoáng mát. Có độ bền rất cao nên sẽ vô cùng phù hợp với những loại trang phục yêu cầu sự chắc chắn như bảo hộ, đồng phục bảo vệ, đồng phục nhà hàng…..
+ Kaki 65/35: Có giá thành thấp hơn rất nhiều so với những loại vải kaki khác. Với tỷ lệ phối trộn cotton 65% và PE 35%, loại vải này có khả năng thấm hút mồ hôi tương đối tốt, giá thành cũng phù hợp với nhiều đối tượng, thế nên, rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn loại vải này khi may đồng phục công ty cho đội ngũ nhân viên của mình.
Đồng phục bảo hộ cần tính năng chống cháy
Hiện nay, số lượng ngành nghề đối mặt với các mối nguy hiểm cháy thực sự lớn. Do đó, mà các đồng phục chống cháy là lựa chọn thích hợp.
Đôi lúc nhiều khách hàng không hiểu được chức năng về vải chống cháy. Thật ra vải chống cháy không phải là loại vải không thể cháy. Mà sự cháy sẽ được diễn ra một cách chậm hơn. Đồng phục bạn nếu tiếp xúc đủ lâu với ngọn lửa sẽ phát cháy.
Bạn cũng có thể sử dụng loại vải chống cháy bằng cách vải dệt bằng bông rồi dùng hóa chất phủ lên. Nhưng cách này lại không mang tính đảm bảo, bởi sau thười gian sử dụng thì vải sẽ mất đi lớp hóa chất. Gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Để may đồng phục bảo hộ chống cháy, bạn nên sử dụng các loại vải chống cháy đặc thù như: Vải thủy tinh, vải silicone, vải vermi, vải amiang, vải sợi gốm ceramic.
Đồng phục bảo hộ cần tính năng chống hóa chất
Đối với các nhân công làm việc trong môi trường tiếp xúc hóa chất. Việc đảm bảo chống hóa chất là quan trọng hơn hết. Vì vậy khi chọn vải may đồng phục bảo hộ nếu bạn không đảm bảo được yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của công nhân.
Đồng phục bảo hộ cần tính năng chống tia UV
Nếu bạn là nhân công làm việc lâu ngoài trời. Thì việc chống tia UV rất quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn chống được các ảnh hưởng đen da, nghiêm trọng là ung thư da. Đôi lúc bạn nghĩ chỉ cần vải dày là đủ chống được tia UV. Mà bạn không biết rằng ở những lỗ nhỏ của vải sẽ khiến tia UV xâm nhập. Do đó, bạn cần lựa chọn những quần áo có chỉ số UPF tối thiểu là 30 để đảm bảo sức khỏe cho người lao động phải làm việc lâu dưới ánh nắng. Đây là chỉ số đo lường chống nắng của quần áo. Ngoài ra, khi làm việc ngoài trời đồng phục bảo hộ cần đảm bảo độ thấm hút cao.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Hotline: 0966 253 678 - 0944 253 678
Email: sontrinh@dongphucgiarest.com
Văn phòng: 320 TTH21, P.Tân Thới Hiệp, Q.12, TP.Hồ Chí Minh
Tags: đồng phục bảo hộ
đồng phục bảo hộ lao động
vải may đồng phục bảo hộ
chọn vải may đồng phục bảo hộ
chất liệu may đồng phục bảo hộ